LẠM PHÁT LÀ GÌ ? ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ ?
Chúng ta đã từng nghe rất nhiều về hai thuật ngữ “lạm phát” và “siêu lạm phát” ở trên các nền tảng tin tức về kinh tế, thời sự. Khi “lạm phát” và “siêu lạm phát” xảy ra đều có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, khiến nhiều chủ đầu tư lao đao và rơi vào khó khăn. Vậy khi lạm phát xảy ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Mức độ nghiêm trọng của nó dẫn đến hậu quả ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây chia sẻ về các thông tin liên quan đến lạm phát và siêu lạm phát.
Lạm phát là gì?
Theo Wiki, lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của các loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,… theo thời gian và điều đó sẽ dẫn đến sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó.
Vd: Vào năm 2018, một bán bún riêu bình thường có giá là 30.000 đồng nhưng đến năm 2022, để ăn một bát bún riêu như thế thì bạn sẽ phải trả đến 50.000đ/bát.
Ngoài ra, cũng có thể hiểu rằng, lạm phát còn phản ánh sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát (Hyperinflation) là thuật ngữ để mô tả hiện tượng tăng giá cả hàng hóa quá mức và không thể kiểm soát của một nền kinh tế.
Mặc dù “siêu lạm phát” là hiện tượng hiếm gặp ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhưng không ít lần những đất nước lớn như Đức, Trung Quốc, Pháp… đều đã từng lao đao về siêu lạm phát trong quá khứ.
Hiện nay, theo công bố lạm phát của Sri Lanka đã chạm mức 54,6% vào tháng 6 vừa qua khi Sri Lanka đối mặt cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Sri Lanka sẽ rơi vào suy thoái sâu trong năm nay và tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men sẽ tiếp tục diễn ra.
Ảnh hưởng của lạm phát như thế nào tới nền kinh tế?
Về mặt tích cực, lạm phát giúp điều chỉnh thị trường lao động, giúp kích thích tiêu dùng, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Ngoài ra, cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Về mặt tiêu cực, lạm phát tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích trữ tiền. Với việc không biết được lạm phát sẽ chấm dứt khi nào cho nên sẽ ngăn cản việc đầu tư
và tiết kiệm. Ngoài ra, lạm phát còn tác động tiêu cực đối với thu nhập phân phối không bình đẳng. Khi lạm phát càng tăng, giá trị tiền tệ càng giảm xuống, dần dần nhu cầu vay lãi càng ngày tăng cao. Nhiều người vay dẫn đến các ngân hàng phải tăng lãi suất, nếu lãi suất tăng nhiều mà doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để kinh doanh, khoản lợi nhuận do kinh doanh mang lại nhỏ hơn số tiền lãi phải trả ngân hàng thì nền kinh tế có nguy cơ suy thoái vì các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Lúc đó, số người thất nghiệp sẽ gia tăng, đời sống người dân sẽ khó khăn. Thu nhập người dân bị giảm mạnh. Một hệ lụy khủng khiếp là khi lạm phát xảy ra người giàu sẽ tích lũy tài sản và hàng hóa. Trong khi người nghèo không có đủ tiền mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày.
#lamphat #kinhte #sieulamphat