Suy thoái là gì? Biểu hiện của nền kinh tế suy thoái
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, nhiều nhà kinh tế học dự đoán suy thoái kinh tế sẽ sớm xảy ra. Nhiều người còn khá xa lạ với khái niệm “suy thoái” và chưa biết những biểu hiện của một nền kinh tế suy thoái. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn rõ hơn về suy thoái kinh tế và những biểu hiện của nó.
Suy thoái kinh tế là gì?
Theo kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được hiểu là sự suy giảm về tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) trong khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp trở lên.
Suy thoái kinh tế hay còn gọi là Economic/Recession Downturn là sự tụt giảm của hoạt động kinh tế trên cả nước. Và nó kéo dài trong nhiều tháng thậm chí là nhiều năm liên tiếp.
Các loại suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được phân loại theo hình dáng đồ thị tăng trưởng theo quý, gồm có:
- Suy thoái kinh tế hình chữ V: đây là kiểu suy thoái phổ biến nhất, khi tốc độ suy thoái và hồi phục ngắn và nhanh.
- Suy thoái kinh tế hình chữ U: lúc này nền kinh tế phải trải qua thời kỳ suy thoái mạnh mẽ và mất rất nhiều thời gian để phục hồi.
- Suy thoái kinh tế hình chữ W: đây là loại suy thoái kinh tế liên tiếp, nền kinh tế đang trong thời gian phục hồi lại tiếp tục rơi vào suy thoái.
- Suy thoái kinh tế hình chữ L: đây là loại suy thoái nghiêm trọng nhất, kéo dài và rất khó để thoát khỏi. Nó còn được gọi là khủng hoảng kinh tế.
Biểu hiện của nền kinh tế suy thoái
- Thay đổi lãi suất trái phiếu
Các nhà kinh tế sử dụng đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve để báo hiệu cho một cuộc suy thoái. Đường cong này thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Chính lạm phát đã tác động đến trái phiếu:
- Lạm phát tăng, lãi suất tăng, nhu cầu mua trái phiếu tăng nhằm bù vào khoản mất giá; khi đó đường cong lãi suất sẽ phản ánh chính xác tác động của thị trường đối với nền kinh tế.
- Tương tự khi lạm phát giảm, lãi suất điều chỉnh giảm, nhu cầu mua trái phiếu giảm, nhu cầu bán trái phiếu tăng để thu hồi vốn thay vì chờ tiền lãi.
- Tín dụng
Hoạt động tín dụng thay đổi cũng là một trong những tín hiệu dễ nhận thấy nhất của suy thoái kinh tế. Điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên khó khăn, không đủ vốn duy trì hoạt động, dẫn đến trì trệ và phá sản, điều này chứng tỏ suy thoái kinh tế đang bắt đầu hình thành.
Các ngân hàng thắt chặt chính sách cho vay vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.
- Tâm lý kinh doanh
Xung đột và chiến tranh xảy ra khiến cho vật giá tăng nhanh tạo nên tâm lý cắt giảm chi tiêu và đầu tư; trong thời gian dài sẽ gây ra tác động mạnh đến nhu cầu lao động cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nợ xấu gia tăng
Suy thoái kinh tế khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, buộc phải cắt chi phí bằng việc cắt giảm nhân viên . Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, lạm phát xảy ra làm giá cả leo thang khiến cho nguy cơ nợ xấu của cá nhân gia tăng.
Còn đối với Chính phủ, tình trạng thiếu vốn và nguyên liệu sản xuất dẫn đến việc phải đi vay ở các quốc gia khác. Nếu kéo dài thì nền kinh tế không có chuyển biến tốt gây ra nợ xấu.
- Thị trường lao động
Các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất và cắt giảm bớt nhân viên, vì vậy số lượng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.
Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó tác động trực tiếp đến GDP quốc nội. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.
Có thể thấy suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các ngành nghề, vật giá leo thang, nhiều người đối mặt với việc mất việc và mất thu nhập. Vậy cần làm gì khi nền kinh tế suy thoái? Chúng ta có thể đầu tư chứng khoán, vàng hoặc bất động sản để đối phó với nền kinh tế suy thoái.
Tài liệu tham khảo:
https://vinasecurities.com/suy-thoai-kinh-te/#suy-thoai-kinh-te-la-gi