ĐẦU TƯ VÀNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG
Đầu tư vào vàng là một trong những hình thức đầu tư phổ biến và được nhiều người lựa chọn để bảo vệ giá trị tài sản trong thời gian dài. Vàng đã được coi là một “tài sản an toàn” từ hàng ngàn năm vì tính ổn định và khả năng giữ giá trị cao của nó. Dưới đây là một số điểm để phân tích chi tiết và hấp dẫn về việc đầu tư vào vàng.
1. Độ bền của vàng: Vàng có khả năng chống lại sự suy thoái kinh tế, lạm phát, thậm chí cả các cuộc khủng hoảng tài chính. Trong lịch sử, khi các yếu tố kinh tế xấu đi, giá trị của vàng thường gia tăng do sự tin cậy của người mua vào tính ổn định của loại tiền này.
2. Bảo vệ giá trị: Một trong những lợi ích quan trọng nhất khi đầu tư vào vàng là khả năng bảo vệ giá trị từ lạm phát. Khi tiền mất giá do lạm phát, giá trị của vàng có xu hướng gia tăng theo tỷ lệ đó.
3. Diversification (đa dạng hóa): Đầu tư vào vàng có thể được coi là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Khi các loại tài sản khác nhau không di chuyển theo cùng một hướng, việc sở hữu hàng tỷ USD trong các khoản tiền không còn ý nghĩa rõ ràng như trước đây.
4. Không thông qua bên thứ ba: Mua và sở hữu Vàng không mang lại chi phí tồn kho hay quản lí cao như việc muốn kiểm soát 1 công ty hay muốn kiểm soát 1 căn nhà.
5. Dễ dàng giao dịch: Thời kỳ hiện nay cho phép bạn giao dịch vàng thông qua internet trực tuyến chỉ với 1 click chuột rất nhanh và tiện lợi, an toàn . Việc này mang lại cho bạn linh hoạt cao để quản lí danh sách các tài sản trên toàn cẩu
Tuy nhiên, việc đầu từ vào vàng có thể cũg mang lại rủi ro riêng cho bạn:
Thứ nhất, một trong những phạm trù bất biến trong hoạt động đầu tư đó là lợi nhuận cao thì rủi ro lớn. Vàng từ một kênh đầu tư an toàn đang trở thành kênh đầu tư có lợi nhuận cao, nhưng rủi ro đi kèm cũng không hề ít. Trước tình trạng giá vàng biến động bất thường, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã nâng mức rủi ro của đầu tư vàng.
Thứ hai, sự thao túng của các nhóm đầu cơ. Cần phải hiểu rằng, giá vàng trong nước bị chi phối rất mạnh bởi thị trường thế giới – nơi có những nhà đầu cơ rất mạnh về tài chính nên chiều hướng và biến động của thị trường vàng luôn rất khó lường. Thị trường thế giới còn thao túng được thì thị trường trong nước càng dễ thao túng. Thời gian qua, thị trường vàng trong nước bị không ít nghi ngờ về bàn thao túng, làm giá của các tổ chức tài chính, các DN kinh doanh vàng lớn. Vì thế, NĐT nhỏ lẻ rất dễ rơi vào cảnh “đổ vỏ” cho các đại gia tài chính giống như thị trường chứng khoán trước đây.
Thứ ba, rủi ro gắn với “bẫy nợ” trong đầu tư vàng. Giá vàng tăng chóng mặt trong thời gian qua đã mang lại lợi nhuận cao và thu hút ngày càng nhiều NĐT mới và người dân tham gia thị trường vàng. Tuy chưa có con số thống kê, song chắc chắn không ít NĐT trong số đó vay tiền để đầu tư. Trước sức hấp dẫn của vàng và lòng tham, giá vàng càng tăng càng thúc đẩy hoạt động đầu tư và vay nợ nhiều hơn. Sẽ thật mạo hiểm nếu NĐT bạo dạn nào dám vác sổ đỏ căn nhà đang ở, hoặc vay nợ để đổ vào vàng. Trong bối cảnh hiện nay, việc đầu cơ không bằng nguồn vốn tự có sẽ là con đường ngắn nhất đưa con nợ đến chỗ phải vay nợ mới để nuôi nợ cũ. Khoản vay càng lớn thì hệ quả đổ vỡ dây chuyền càng lớn. Một số chuyên gia còn khẳng định rằng, với mức giá biến động vàng như thời gian qua, ngay cả việc kinh doanh huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thương mại cũng không mấy an toàn và có thể gây ra đổ vỡ trong toàn hệ thống. Vì thế, bẫy nợ trong kinh doanh vàng là rủi ro mà NĐT vàng không thể không cân nhắc.
Thứ tư, rủi ro vì thiếu thông tin và kinh nghiệm khi sử dụng các phương thức kinh doanh vàng hiện đại. Ngoài các giao dịch truyền thống (mua vàng vật chất) các NĐT còn có cơ hội mua – bán vàng theo các phương thức kinh doanh hiện đại, như mua bán vàng trên các sàn giao dịch vàng (chủ yếu là các sàn vàng chui vì hiện nay phương thức giao dịch này ở ta đã bị cấm). Tuy nhiên, nếu bị hạn chế tiếp cận thông tin và kinh nghiệm phân tích các động thái đa dạng và khó lường trên thị trường thế giới (như giá dầu, nợ công của Mỹ và châu Âu, bất ổn chính trị…) và đặc điểm thị trường trong nước, thì NĐT thường không kịp “trở tay”. Thực tế trước khi sàn vàng bị cấm, đã không ít NĐT “cháy” tài khoản và trở thành con nợ khi liều lĩnh dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Vì thế, tới đây, nếu Chính phủ cho mở lại sàn vàng, tỷ lệ ký quỹ cần được tính đến một cách kỹ càng nhằm hạn chế rủi ro cho NĐT.
Thứ năm, giống như tất cả những tài sản khác, vàng không thể tăng mãi. Rồi sẽ đến thời điểm NĐT giật mình đặt câu hỏi liệu rằng mình có định giá quá cao so với giá trị thật của vàng? Tâm lý lo sợ sẽ khiến họ lập tức bán vàng ra. Tất nhiên, đây không chỉ là suy nghĩ của một vài NĐT mà là của toàn thị trường và do đó các lệnh đặt bán sẽ áp đảo và cuộc tháo chạy bắt đầu nổ ra. Đến một ngày nào đó, sự quan tâm của các NĐT đến vàng chắc chắn sẽ giảm đi. Chẳng hạn đến khi nền kinh tế phục hồi, những NĐT dài hạn không dại gì đi đầu tư vàng, chỉ có những NĐT lướt sóng, ngắn hạn “chơi” với nhau nên rủi ro có thể rất cao.